Tin tức - Sự kiện

Thư viện Alecxandria

Lastest update: 3/11/2013

Giới thiệu lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Thư viện Alecxadria.

Thư viện Alexandria

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Thư viện Hoàng gia Alexandria, cũng gọi là Thư viện Lớn hay Thư viện Alexandria tại thành phố Alexandria, Ai Cập, đã từng là thư viện lớn nhất thế giới.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Quá trình xây dựng

Khoảng năm 290 TCN, pharaoh Ptolemy I Soter cho xây "Museion", trong đó có một viện đại học, một viện hàn lâm và thư viện Alexandria với khoảng 400.000 cuộn (scroll) sách vào lúc bắt đầu hoạt động. Người ta thường ghi rằng thư viện chỉ thực sự hoạt động dưới thời vua kế tiếp là Ptolemy II Philadelphus (285 - 246 TCN). Vua này đã định chỉ tiêu 500.000 cuộn sách cho Thư Viện.[1]

Theo nguồn tin xưa nhất, Bức thư của Aristeas (thế kỷ 2 TCN), Thư Viện vào lúc đầu được tổ chức bởi Demetrius của Phaleron,[2] một môn đồ của triết gia Aristotle, tức có thể là bạn học với pharaoh Ptolemy I Soter.

Có câu chuyện kể rằng: vua Ptolemy III Euergetes hạ lệnh rằng, ai đến Alexandria có mang theo sách vở viết trên bất cứ chất liệu gì, bằng tiếng gì, theo Galen (129 - 216), đều phải kê khai vào danh sách "sách tàu" (vì đi tàu đến); những sách này đều được thư lại của nhà nước sao chép nhanh chóng. Có khi bản gốc được đem vào Thư Viện, và bản sao giao lại cho "khổ chủ".

Trường hợp sách được viết bằng thứ tiếng khác thì ông cho dịch sang tiếng Hy Lạp. Muốn dịch sách từ một thứ tiếng sang tiếng Hy Lạp, phải có người biết rành cả hai thứ tiếng và có đủ trình độ hiểu biết về lãnh vực đề cập trong sách. Công việc này hẵn đã động viên rất nhiều người trí thức đến từ nhiều nơi. Câu chuyện 72 giáo sĩ Do Thái giáo - mỗi bộ lạc của 12 bộ lạc Do Thái được đại diện bởi 6 vị giáo sĩ - đã đóng cửa làm việc trong 72 ngày trên đảo Pharos để dịch Kinh Thánh Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Vua Ptolemy III cũng rao mua sách từ khắp các nước mà ông biết đến, trong đó có RhodesAthena. [3] Theo Galen, Ptolemy III Euergetes hỏi mượn người Athena bản viết tay nguyên gốc của Aeschylus, SophoclesEuripides; người Athena đòi số tiền thế chân khổng lồ là 15 talent. Vua Ptolemy III giao đủ tiền, nhưng giữ luôn sách lại, không thèm đổi lấy lại tiền thế chân.

Bằng những cách như vậy, Thư Viện dần dần có được đến 90.000 tài liệu được coi là bản nguyên thủy.

Ban đầu, sách Thư Viện phần lớn là những cuộn giấy chỉ thảo (papyrus). Nhưng ngày càng có thêm nhiều cuộn da thuộc, chất liệu thông dụng sau năm 300 TCN. Người ta cho rằng Thư Viện thúc đẩy nhu cầu, khiến cho sách viết trên da thuộc phát triển, vì nhà Ptolemy giữ giấy chỉ thảo dùng cho Thư Viện, nên xuất khẩu giấy này rất ít, các xứ khác phải tìm tòi phát triển chất liệu khác để ghi chép lên.

Theo học giả Carl Sagan, Thư Viện có lúc có đến gần 1 triệu cuộn sách. Ngày nay không còn thư mục nào tồn tại, nên khó biết thực hư ra sao. Nhiều học giả đồng ý với con số xấp xỉ 700.000 cuộn sách trước vụ cháy năm 48 TCN. Vài trăm ngàn cuộn sách có lẽ tương ứng với vài mươi ngàn tựa, vì nhiều tựa sách lại có nhiều dị bản song song với nhau.

[sửa] Quá trình hoạt động

Thư viện, với vai trò là trung tâm nghiên cứu, có chức "chủ bút" (editor), và người chủ bút cũng thường là quản thủ hay viện trưởng. Những vị viện trưởng nổi tiếng có:[4]

Thư viện nằm trong khuôn viên "Museion", nơi có vườn bách thảo, vườn bách thú, đài thiên văn (từ thời Erathosthenes), trường toán học (do Euclid lập ra), hàn lâm viện, v.v... một môi trường lý tưởng cho sự nghiên cứu và viết sách.

Có lẽ Thư Viện chứa sách trong nhiều toà nhà, và có lúc sách đã chất vào một thư viện phụ là đền Serapeum, thờ thần Serapis. Các tài liệu xưa không nói rõ ràng, nên người ta không biết được là đền Serapeum có thu hút tất cả sách của Thư Viện vào một lúc nào đó hay không. Điều này gây thêm khó khăn cho việc xác quyết là Thư Viện đã bị hủy hoại hoàn toàn vào lúc nào.

Vào đầu thế kỷ 2 TCN, bên kia bờ Địa Trung Hải, trên bán đảo Tiểu Á, vua Eumenes II xứ Mysia lập ra một thư viện và trung tâm nghiên cứu ở thủ đô Pergamum, cạnh tranh với Thư Viện Alexandria.[5] Sự cạnh tranh này có thể kích thích sự phát triển của Thư Viện, nhưng cũng có thể làm cho Thư Viện suy kém vì thế kỷ 2 TCN là thời suy đồi của nhà Ptolemy ở Ai Cập.

Bạo chúa Ptolemy VIII Euergetes II (170 TCN-163 TCN, 145 TCN-116 TCN) đuổi các nhà thông thái ra khỏi khu văn hóa Museion.[6] Có lẽ trong một thời gian Thư Viện đã phải ngưng hoạt động. Đồng thời biến cố này cũng có lẽ đã làm mất đi nhiều sách vì các nhà thông thái và các đồ đệ mang đi, vì quân binh thừa dịp đoạt lấy, và vì Thư Viện không được trông coi gìn giữ cẩn thận sau đó.

[sửa] Những vụ tàn phá

Đã có nhiều sử liệu nói về những lần Thư Viện bị cháy một phần hay tất cả (những vụ cháy thư viện là điều thông thường, mà việc thay thế các sách viết tay là điều cực kỳ khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian). Ngày nay chi tiết về những vụ thiêu hủy Thư Viện vẫn còn là đề tài tranh cãi sôi nổi.

Bốn vụ tàn phá dưới đây - có thực hay không - thường được sử sách nhắc đến :

  1. Lúc tướng Julius Caesar chiếm Ai Cập năm 48 TCN;
  2. Cuộc tấn công của hoàng đế La Mã Aurelian vào thế kỷ 3;
  3. Sắc lệnh của hoàng đế Theodosius I, do trưởng phụ (patriarch) Theophilus thi hành năm 391;
  4. Sau khi tướng Ả Rập Amr ibn al-As chiếm Alexandria năm 641 một thời gian ngắn.

Về vụ thứ nhất, có đầy đủ chứng cớ là Thư Viện vẫn tồn tại sau đó. Về vụ thứ ba, tài liệu không được xác nhận bởi các tác giả xưa, mà chỉ được "từ đó suy ra" bởi Edward Gibbon từ một câu đơn độc và mơ hồ bởi Paulus Orosius, mà câu đó cũng không chỉ định đền Serapeum. [7] Vụ thứ tư không có tài liệu đương thời nào nói đến.[8]

[sửa] Cuộc chinh phục của Caesar năm 48 TCN

Sử gia La Mã Plutarch, trong quyển "Tiểu sử sóng đôi" (Parallel Lives), viết vào cuối thế kỷ 1 hoặc đầu thế kỷ 2, đã diễn tả một trận đánh mà danh tướng Julius Caesar đã phải đốt những chiến thuyền của chính ông. Những chiến thuyền này làm cháy lây qua bến tàu và lửa lan lên cháy tiêu cả Thư Viện. [9] Sự việc này có thể đã xảy ra năm 48 TCN, trong cuộc chiến giữa Caesar và Ptolemy XIII.

Sau đó ít lâu, tướng Mark Antony dường như đã tặng nữ hoàng Cleopatra hơn 200.000 cuộn sách làm quà cưới. Những cuộn này đã lấy từ Thư viện Pergamum, khiến thư viện này nghèo đi.

Strabo, sử gia, nhà địa lý, và quan chánh án tại Alexandria xác nhận đã thấy Thư Viện và đã làm việc trong đấy năm 23 TCN. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, vào thế kỷ 1 đã có rất nhiều sách bị mất, điều này được xác định bởi triết gia người La Mã Seneca (kh. 4 TCN – 65) nói đến 40.000 cuộn sách bị đốt ở Alexandria.[10]

Bia ký nói về Tiberius Claudius Balbilus của La Mã (mất khoảng năm 79), chứng tích rằng Thư Viện Alexandria hãy còn tồn tại dưới một hình thức nào đó vào thế kỷ 1.

[sửa] Cuộc tấn công của Aurelian, thế kỷ 3

Thư Viện có lẽ vẫn được bảo trì và tồn tại cho đến khi phần lớn sách bị mất lúc hoàng đế La Mã Aurelian (270–275) chiếm Alexandria trong tay nữ hoàng Zenobia xứ Palmyra.[11] Thư Viện nhỏ trong đền Serapeum vẫn còn, nhưng một số sách trong đấy có thể bị đem đi làm giàu thủ đô mới Constantinople trong thế kỷ 4. Tuy nhiên, Ammianus Marcellinus, viết vào khoảng năm 378 có vẻ nói về thư viện trong đền Serapeum như là một cái gì đã thuộc về quá khứ, và ông nói rằng rất nhiều sách trong thư viện đền Serapeum đã bị cháy khi Julius Caesar cướp phá Alexandria. Trích lời của ông trong bản dịch tiếng Anh "Book 22.16.12-13":

Besides this there are many lofty temples, and especially one to Serapis, which, although no words can adequately describe it, we may yet say, from its splendid halls supported by pillars, and its beautiful statues and other embellishments, is so superbly decorated, that next to the Capitol, of which the ever-venerable Rome boasts, the whole world has nothing worthier of admiration. In it were libraries of inestimable value; and the concurrent testimony of ancient records affirm that 70.000 volumes, which had been collected by the anxious care of the Ptolemies, were burnt in the Alexandrian war when the city was sacked in the time of Caesar the Dictator.

Ammianus Marcellinus có lẽ chỉ biết đến vụ tàn phá Thư Viện do Caesar qua sách của Plutarch. Nhưng thông tin của ông cho thấy rằng thư viện của đền Serapeum, qua sự tai nghe mắt thấy của chính ông, đã không còn hiện hữu trong thời ông sinh sống, và đã từng bị cháy.

[sửa] Sắc lệnh của hoàng đế Theodosius I năm 391

Năm 391, hoàng đế Theodosius I, tín đồ Cơ Đốc giáo, đã hạ chiếu chỉ phá hủy tất cả các đền chùa ngoại giáo, và trưởng phụ Cơ Đốc giáo của Alexandria là Theophilus của Alexandria đã thi hành lệnh này.[12]

Cuộn hình hồi thế kỷ 5. Trưởng phụ Theophilus đứng cầm Kinh Thánh ra vẻ đắc thắng trong đền Serapeum. Phía dưới có hình thần Serapis đội vương miện.

Socrates Scholasticus có kể lại vụ trưởng phụ Theophilus chỉ huy tàn phá đền Serapeum trong quyển 5 của bộ Historia Ecclesiastica mà ông viết vào khoảng năm 440. Ông nói đến cảnh trưởng phụ Theophilus trình bày cho công chúng thấy những gì xấu xa trong sự thờ cúng ở đền Serapeum trước khi phá bỏ. Ông nói đến sự chứng kiến của quan thống đốc Alexandria và của nguyên soái đất Ai Cập. Nhưng ông không nói chi đến sách vở trong đền, chừng như không còn sách vở chi cả.

Học giả Eunapius của Sardis, người "tà giáo" có chứng kiến cuộc phá đền Serapium. Mặc dù ghét Cơ Đốc giáo, nhưng ông không nói đến có thư viện nào trong đền. Paulus Orosius trong quyển 6 của bộ Lịch sử chống lại những kẻ theo tà đạo, có nói trong các đền thờ có những kệ sách mà chính ông đã thấy, và những gì trong đền thờ đều bị "người mình", "của thời đại mình" vào cướp đi sạch. Nhưng ông không nói đến tên đền Serapeum.

Hai tài liệu của M. Canfora nói rằng giả thuyết có xác suất cao nhất cho sự cáo chung của Thư Viện là sự xung đột giữa tà giáo và Cơ Đốc giáo. ( [1][2])

Sử gia hiện đại John Julius Norwich, trong công trình Byzantium: The Early Centuries, xếp vụ hủy phá sách Thư Viện trong các cuộc nổi loạn chống tín đồ phái Arian (thuộc Cơ Đốc giáo) ở Alexandria sau sắc lệnh năm 391 (tr.314).

[sửa] Cuộc chinh phục của người Ả Rập năm 641

Cuối năm 641, thành phố Alexandria, lúc ấy trong tay đế quốc Đông La Mã (Byzantine) bị tướng Amr ibn al-Aas chiếm cho quốc gia Islam (Chi tiết trong bài Ai Cập thuộc Ả Rập). Trong "Truyện các nhà thông thái", học giả người Ả Rập Ibn Al Qifti (1172 -1248), tể tướng của nhà Ayyubid từ 1236 đến 1248 đã kể rằng: "Chiếm được Alexandria, tướng Amr ibn al-Aas mới viết thư về hỏi khalip Umar ibn Khattab (634 - 644) nên xử lý các sách trong Thư Viện ra sao. Ông nhận được câu trả lời rằng:

...nếu những gì biên chép trong đó kinh Koran đã có nói, thì ta không cần đến. Còn những gì trong đó đi ngược lại kinh Koran, thì ta không nên để. Vậy hãy hủy bỏ đi.

Tướng Amr bèn ra lệnh phân phát sách cho các nhà tắm công cộng ở Alexandria để đun nước. Đun đến 6 tháng mới hết sách. [13][14] [15] "

Câu chuyện này được xuất hiện lần đầu tiên ở Tây phương năm 1663 trong bản dịch History of the Dynasties của Edward Pococke. Năm 1713 học giả người Pháp Eusèbe Renaudot bài bác thuyết này, cho là tin đồn thất thiệt và là điều tuyên truyền chống các thế lực Islam để bênh vực các cuộc Thập Tự Chinh. Sau đó, nhiều học giả Tây phương như Alfred J. Butler, Victor Chauvin, Paul CasanovaEugenio Griffini.[16] cũng đồng ý với Eusèbe Renaudot.

Năm 1990, chuyên gia vùng Trung ĐôngBernard Lewis giải thích rằng câu chuyện này không có thật, nhưng nó là một huyền thoại hữu ích cho lãnh tụ Saladin của người Islam, vì ông đã ra lệnh đốt các sách giáo thuyết hệ phái Shia dòng Isma'ili của nhà Fatimid, để khôi phục lại hệ phái Sunni tại Ai Cập.[17] Ông Saladin là sáng tổ của nhà Ayyubid, triều đại mà học giả Ibn Al Qifti phục vụ.

[sửa] Khảo cổ

Năm 2004, một nhóm nhà khảo cổ Ba Lan - Ai Cập tìm thấy trong vùng Bruchion những di tích mà họ tin là thuộc về Thư Viện. Họ đã đào lên được 13 "phòng đọc sách", phòng nào cũng có một cái bục (podium) ở giữa. Theo ông Zahi Hawass, chủ tịch Hội Đồng Khảo Cổ Tối Cao Ai Cập, các phòng này có đủ chỗ ngồi cho 5.000 học viên.[18].

[sửa] Thư viện tái sinh

Ý kiến lập lại một thư viện tại vị trí cũ được phát động tại trường đại học Alexandria năm 1974 và được sự ủng hộ của cơ quan UNESCO. Ý kiến này nhanh chóng biến thành một lý tưởng lập một thư viện lớn nhất thế giới, mang màu sắc thời xa xưa, diễn lại sinh hoạt của Thư Viện nguyên thủy: Thư viện Bibliotheca Alexandrina. Thư viện này, tuy chưa đạt được lý tưởng nói trên, nhưng cũng đã được khánh thành ngày 16 tháng 10 năm 2002.[19]

[sửa] Các tác phẩm đại chúng

Từ hơn thiên niên kỷ nay, Thư Viện đã được đưa vào nhiều tiểu thuyết, và các loại tác phẩm khác. Gần đây nổi tiếng có:

Publish: 3/11/2013 Views: 35432
Các bài khác